Lượng Purin có trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Lượng Purin có trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Purin là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về bệnh gout – bệnh xương khớp đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Việc kiểm soát hàm lượng Purin nạp vào bên trong là rất quan trọng. Bởi nó là nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của bệnh gout. Đồng thời cũng gây ra rất nhiều tác động trực tiếp đến sức khoẻ của chúng ta.

1. Purin là gì?

Purin là một hợp chất hữu cơ dị vòng, bao gồm một vòng Imidazole và một vòng Pyrimidine. Cấu tạo của Purin bao gồm các nguyên tử Cacbon và Nito. Các phân tử này tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào. Hợp chất Purin có khả năng tan trong nước, có tính Axit và Bazơ yếu. Đây là hợp chất có thể tìm thấy trong bất kỳ tế bào thực vật hay động vật nào.

Purin chính là hợp chất có trong tất cả các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày
Purin chính là hợp chất có trong tất cả các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày

Tất cả các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày như hải sản, thịt lợn, thịt bò,… đều có chứa Purin. Tuy nhiên hàm lượng ít hay nhiều thì còn tuỳ thuộc vào mỗi loại thực phẩm khác nhau.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Làm sao để phòng tránh gout ngay tại nhà?

2. Cấu tạo của Purin

Purin trong cơ thể của con người được chia làm 2 loại chính:

  • Purin nội sinh: Được hình thành trong quá trình chuyển hoá Acid Nucleotid bên trong cơ thể.
  • Purin ngoại sinh: Ngược lại với purin nội sinh, purin ngoại sinh có hàm lượng purin đựơc đưa từ ngoài vào bên trong cơ thể thông qua các thực phẩm và đồ uống chúng ta sử dụng.

Để có thể đo lường và chủ động kiếm soát được lượng purin nạp vào bên trong cơ thể, có thể chia chúng làm 3 nhóm như sau:

  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin cao: Đây là nhóm có đến 150mg. Các loại thực phẩm có hàm lượng hợp chất này cao thường là các loại thịt động vật tự nhiên như dê, chó, nội tạng động vật, hải sản, nem chua,…
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin trung bình: Từ 50-150mg trên 100 gram thực phẩm. Các thực phẩm có hàm lượng Purin trung bình như: thịt gia cầm, đậu phộng, các loại nấm, bột mỳ,…
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin thấp: Có dưới 50mg trên 100 gram thực phẩm. Đây là nhóm thực phẩm tốt nhất và an toàn nhất. Nó có lợi cho sức khỏe của hầu hết mọi người, đặc biệt là những ai đang bị bệnh gout. Nhóm này bao gồm các loại thực phẩm như sữa đậu nành, dầu ăn, các loại củ quả,…
Nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin thấp cần được ưu tiên sử dụng nhiều
Nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin thấp cần được ưu tiên sử dụng nhiều

3. Mối liên hệ giữa Purin và sức khoẻ cơ thể

Mối liên hệ giữa Purin và sức khoẻ của cơ thể là gì? Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Purin là hợp chất đóng góp nhiều vai trò quan trọng cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là đối với hệ thống tim mạch và hệ tiêu hoá. Cụ thể: Trong hệ tim mạch, Purin giúp cho quá trình lưu thông máu và phân phối Oxy tốt hơn.  Còn đối với hệ tiêu hoá thì nó tác động đến sự bài tiết chất lỏng và sự di chuyển của thức ăn.

Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ thực sự có được toàn diện khi hàm lượng purin trong cơ thể ở một ngưỡng phù hợp. Cũng như hầu hết các hợp chất khác, nếu hàm lượng Purin vượt quá ngưỡng an toàn cũng sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.

Xem thêm: [CHIA SẺ] Những thông tin cần biết về bệnh gout ở phụ nữ

4. Tác hại có thể xảy ra khi hàm lượng Purin trong cơ thể quá cao

Bên cạnh những lợi ích trên, chắc hẳn bạn cũng đang quan tâm đến những tác hại của Purin là gì? Hợp chất Purin có bên trong thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ tạo ra thành phẩm cuối cùng là Acid Uric. Khi hàm lượng Purin nạp vào quá nhiều, Acid Uric được sản sinh vượt mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ Acid Uric. Bệnh gout tái phát bệnh khi nồng độ Acid Uric bên trong máu quá cao. Sự tích tụ Acid Uric cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các thể lắng đọng trong khớp – nguồn gốc của những cơn đau nhức dữ dội.

Hàm lượng Purin lớn là nguyên nhân dẫn đến tích tụ Acid Uric gây ra bệnh gout
Hàm lượng Purin lớn là nguyên nhân dẫn đến tích tụ Acid Uric gây ra bệnh gout

Bên cạnh việc Acid Uric tích tụ quá nhiều gây ra bệnh gout thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh sỏi thận rất cao và được gọi là bệnh sỏi thận Acid Uric. Tuy nhiên, sự hình thành sỏi thận Axit Uric bị che khuất nhiều bởi sự hình thành sỏi Canxi. Sỏi Canxi Oxalat và Canxi Photphat (còn gọi là Hydroxyapatite) chiếm khoảng 95% các loại sỏi trong những trường hợp lần đầu tiên bị sỏi thận. Chính vì vậy, tác hại của việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu Purin có thể dẫn đến bệnh sỏi thận cũng không được nhiều người biết đến như bệnh gout.

Purin là thành phần có liên quan trực tiếp tới tình trạng bệnh gout và là nguyên nhân của hiện tượng tăng Acid Uric trong máu. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của nó đối với hệ tim mạch và hệ tiêu hoá. Chính vì vậy, để bảo vệ cơ thể của bạn khoẻ mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng Purin nạp vào bên trong cơ thể tốt hơn, giúp phát huy lợi ích và phòng tránh tác hại mà Purin có thể gây ra.

Trên đây là những chia sẻ của Minami về thông tin cần thiết về Purin gây nên bệnh gout. Hy vọng rằng, bạn sẽ hiểu rõ và biết cách phòng tránh sự tích tụ Purin. Đừng quên bổ sung viên uống trị gout Anserine Minami vô cùng hiệu quả và an toàn nhé! Minami Việt Nam chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *