Bệnh gout cấp tính và mãn tính – nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh gout (gút) ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt. Với mỗi tình trạng nặng nhẹ khác nhau của bệnh gout sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn cần biết mình đang gặp phải bệnh gout cấp tính hay gout mãn tính để biết cách điều trị kịp thời. Hãy cùng Minami tìm hiểu sự khác nhau giữa hai giai đoạn bệnh gout này nhé!

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là một trong những căn bệnh về xương khớp liên quan tới rối loạn chuyển hóa Axit Uric trong cơ thể. Khi lượng Axit Uric trong máu tăng cao sẽ dẫn đến hình thành các tinh thể Urat lắng đọng ở các khớp.

Gout – căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểmGout – căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biểu hiện đặc trưng của bệnh gout là tình trạng sưng và đau ở các khớp. Các cơn đau này thường đến một cách đột ngột, dữ dội gây nhiều đau đớn, khó chịu. Bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: tăng huyết áp, đột quỵ, suy thận, thậm chí là tàn phế,…

2. Bệnh gout gồm có mấy giai đoạn?

Theo các chuyên gia, bệnh gout được chia làm 4 giai đoạn gồm:

Giai đoạn đầu: Tăng Axit Uric máu

Trong giai đoạn này sẽ chưa xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nồng độ Axit Uric cao hơn bình thường (trên 420 µmol/l với nam và 360 µmol/l với nữ). Trong giai đoạn này việc yêu cầu điều trị chưa thực sự cần thiết mà người bệnh nên kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp tính

Vào giai đoạn thứ 2 này các tinh thể Urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau. Bên cạnh đó sẽ thấy đi kèm theo hiện tượng sưng khớp và nóng đỏ ở các khớp. Chủ yếu tập trung phổ biến ở ngón chân cái, mắt cá chân, khớp bàn chân, khớp đầu gối, cổ tay…

Bệnh gout gồm có 4 giai đoạnBệnh gout gồm có 4 giai đoạn

Giai đoạn 3: Ngủ đông

Kể từ khi bước vào giai đoạn bệnh gout cấp tính cho đến giai đoạn bệnh này sẽ mất một khoảng thời gian 5-10 năm tuỳ vào thể trạng cũng như chế độ ăn uống của từng người. Trong thời gian này, các cơn đau không xuất hiện thường xuyên mà theo chu kỳ. Bệnh nhận sẽ không phải chịu các cơn đau do bệnh gout cấp gây ra.

Tuy nhiên, các tinh thể muối Urat vẫn tiếp tục hình thành và lắng đọng ở vị trí các khớp. Để có thể kiểm soát các cơn đau do gout gây ra thì người bệnh cần duy trì hàm lượng Axit Uric trong máu ở mức 6.0 mg/dl.

Giai đoạn 4: Gout mạn có tophi

Đây là giai đoạn cuối của bệnh gout. Lúc này các tinh thể muối Urat bám chắc vào tổ chức khớp tạo thành các hạt tophi trồi lên bề mặt dưới da gây biến dạng tay chân, làm suy giảm chức năng vận động. Người bị gout một khi đã đến giai đoạn này sẽ rất khó điều trị.

2. Bệnh gout cấp tính là gì?

Bệnh gout cấp tính chính là giai đoạn thứ 2 của bệnh gout. Người bị bệnh gout cấp tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ thường chuyển sang giai đoạn mạn tính với những biến chứng nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn 3 các triệu chứng của bệnh gout không thể hiện rõ khiến cho nhièu người lầm tưởng tình trạng gout của mình đã được cải thiện. Các cơn đau do bệnh gout cấp gây nên chủ yếu do sự kích thích của một số yếu tố như: uống nhiều rượu bia, ăn nhiều hải sản hay thịt đỏ,…

Bệnh gout cấp tính khiến các khớp sưng, đâu, đi lại khó khănBệnh gout cấp tính khiến các khớp sưng đau, đi lại khó khăn

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh gout cấp:

  • Các cơn đau nhức dữ dội do thoái hóa và viêm khớp dạng thấp.
  • Tại các khớp ngón chân, ngón tay có hiện tượng sưng, nóng, đỏ.
  • Triệu chứng của bệnh gout cấp có thể bùng phát và kéo dài trong vòng 6-24 giờ.
  • Các cơn đau dữ dội gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và cản trở hoạt động đi lại.
  • Triệu chứng của bệnh gout cấp có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau 3-10 ngày.
  • Người bệnh ở giai đoạn bệnh gout cấp sẽ có cảm giác mệt mỏi, có thể kèm theo hiện tượng sốt đến 38-38,5 độ C.

3. Bệnh gout mãn tính là gì?

Bệnh gout mãn tính chính là tình trạng bệnh gout ở giai đoạn 4, khi các cục tophi đã xuất hiện.

Bệnh gout mãn tính có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểmBệnh gout mãn tính có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gout mãn tính:

  • Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với gút cấp tính.
  • Tần suất cơn đau dày đặc và mức độ đau dữ dội hơn.
  • Xuất hiện các hạt tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân.
  • Gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở xương khớp, biến dạng sụn khớp.
  • Suy giảm chức năng thận do lượng Axit Uric dư thừa gây nên.

Những bệnh nhân bị gout mãn tính cần cực kỳ cẩn trọng tránh làm cho các hạt tophi bị vỡ. Bởi nếu không may các hạt tophi bị vỡ ra rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Dù là ở mức độ bệnh gout cấp tính hay mãn tính thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra nồng độ Axit Uric để chủ động phòng và điều trị bệnh, tránh những tổn hại nghiêm trọng có thể xảy ra.

 

Xem thêm:

Những loại thuốc chữa bệnh gout tốt nhất hiện nay

Bệnh giả gout là gì? Phân biệt bệnh gout và giả gout

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *