Người bị gout nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai mắc phải căn bệnh xương khớp này đều quan tâm. Bệnh gout nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong tất cả các phương pháp điều trị gout, chế độ ăn luôn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh. Trong bài chia sẻ này, Minami sẽ chia sẻ với bạn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị của người bệnh gout.
Người bị gout nên ăn gì?
1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự trao đổi chất Axit Uric tại các khớp xương và gân gây sưng, đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường đau là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay.
Bệnh gout thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 40-50 tuổi. Nhưng hiện nay do chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện nên người bị gout có xu hướng trẻ hoá và tập trung vào độ tuổi từ 30-40.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể:
– Do di truyền: Các chuyên gia khoa học đã tìm ra những trục trong gen có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh gout. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout thì khả năng cao các thành viên trong gia đình có chung huyết thống sẽ có nguy cơ gây ra bệnh gout cao.
– Do bẩm sinh: Người bị bệnh gout do bẩm sinh thường thiếu Enzym HGPRT nên nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao ngay từ khi còn nhỏ. Bệnh có biểu hiện ở toàn thân, ở thận, thần kinh và khớp.
– Do chế độ ăn giàu purin vượt quá mức cho phép: Chế độ ăn uống thừa đạm hay thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu purin gây ra rối loạn chuyển hoá Axit Uric.
Thực phẩm nhiều chất đạm chính là một trong những nguyên nhân chính gây phát gout
3. Người bị gout nên ăn gì?
Người bị gout nên ăn gì để tình trạng bệnh sớm được cải thiện? Cách tốt nhất chính là thiết lập thực đơn ăn uống hạn chế những thực phẩm giàu purin. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm điển hình đang được người bệnh ưu tiên sử dụng trong thực đơn trị gout dưới đây.
Các loại rau xanh
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng thực phẩm xanh trong các bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhức, giảm lượng Axit Uric trong máu nhanh chóng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các loại thực phẩm được người bị gout sử dụng nhiều trong thực đơn hằng ngày bao gồm:
- Cải bẹ xanh:
Trong cải xanh có chứa nhiều Vitamin (A, C, K, B1…) và kèm theo các chất là Acid Nicotic, Abumin… Nhờ các thành phần có trong cải bẹ xanh không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng quá trình loại bỏ Axit Uric trong cơ thể ra ngoài bằng con đường nước tiểu. Người bị bệnh gout nên dùng khoảng 100g cải bẹ xanh để nấu canh hay nấu nước và sử dụng đều mỗi ngày.
- Súp lơ xanh
Súp lơ có chứa nhiều Vitamin (A, B1, B12…) và chất xơ. Hơn nữa súp lơ còn chứa nhiều thành phần có tính lợi tiểu thanh lọc Axit Uric ra ngoài. Đây là loại rau có tính thanh mát, thanh nhiệt phù hợp với những ai đang bị bệnh gout. Trung bình mỗi ngày người bị bệnh gout nên bổ sung khoảng 100g súp lơ vào các bữa ăn. Chế biến theo cách luộc là tốt nhất hoặc bạn cơ thể xào hoặc hầm tuỳ ý thích.
Làm xanh thực đơn điều trị gout với nguyên liệu súp lơ hấp dẫn
Các loại củ và hoa quả
- Bị gout nên ăn củ cải trắng
Người bị gout nên ăn gì? Đây là vấn đề mà nhiều người bệnh đang quan tâm. Hãy dùng ngay củ cải bởi nó có tính thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu trừ phong thấp. Vì trong củ cải có chứa nhiều Vitamin và Protein không nhân Purin, đường, Vitamin C. Ngoài ra củ cải còn có nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm tốt. Cho nên những ai đang bị bệnh gout thì nên sử dụng củ cải đường để giảm lượng Axit Uric trong máu.
Mỗi ngày người bị bệnh gout nên sử dụng 150-300g củ cải để nấu nước, nấu canh hay làm nước ép.
- Người bị gout nên ăn loại quả gì? – Dứa là loại quả rất tốt cho người bị gout
Dứa hay còn gọi là trái thơm là loại quả có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như sỏi thận, suy thận và cả bệnh gout. Trong dứa có chứa nhiều vitamin C, vitamin B, Axit hữu cơ, kẽm, sắt,… Đặc biệt là Ezym trong dứa có tác dụng thuỷ phân Protein. Nhờ vậy, người bị bệnh gout nên sử dụng thực phẩm này để vừa giảm chất đạm dư thừa trong cơ thể và giúp làm tan kết tủa Urat, hạ Axit Uric trong máu.
Loại thực phẩm này nên bổ sung 100-200g mỗi ngày đối với người bị bệnh gout hay bị các bệnh sỏi thận, suy thận.
Người bị gout nên ăn gì? – ăn thực phẩm giàu vitamin C
Nhóm Protein
Chất đạm hay Protein cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương và các cơ quan tổ chức khác trong cơ thể. Protein cung cấp năng lượng, là nguyên liệu tạo men và các hormone trong cơ thể giúp điều hoà hoạt động các hệ cơ quan. Đồng thời, Protein còn giúp chống đỡ bệnh tật.
Người bị gout không nên cắt giảm hoàn toàn protein mà nên cân nhắc lượng protein cho khoa học và hợp lý. Thực phẩm có hàm lượng chất đạm như: thịt, cá, hải sản… Lượng đạm được phân bổ theo cách dưới đây:
- Người hoạt động nhiều: 0,5-0,65 gram cho mỗi pound trọng lượng cơ thể.
- Người cao tuổi: 0,45-0,6 gram cho mỗi pound trọng lượng cơ thể.
- Người khoẻ mạnh bình thường: 0,5-0,7 gram cho mỗi pound trọng lượng cơ thể.
Nhóm thực phẩm chứa chất béo
Các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do chúng làm giảm lượng Axit Uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến Axit Uric. Lượng chất béo cung cấp mỗi ngày đối với một người từ 50-83 gram.
Chất béo cần cho người bị gout
Với những chia sẻ của Minami về chủ đề người bị gout nên ăn gì. Hy vọng sẽ giúp bạn đổi mới được thực đơn của mình để tình trạng bệnh gout được cải thiện hơn.
Xem thêm:
Tìm hiểu về phương thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay
Khuyến cáo điều trị gout bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày