Cholesterol là “bạn” hay “thù” đối với cơ thể

Nhắc đến Cholesterol hầu hết mọi người đều đánh giá đây là thành phần xấu gây hại cho sức khoẻ và sắc đẹp của con người. Tuy nhiên đây chỉ là một mặt trái về những tác hại mà Cholesterol có thể gây ra. Thực tế, Cholesterol là thành phần có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất về hợp chất này nhé!

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo Steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể của con người. Nguồn gốc của tên gọi này là xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Chole (mật) và stereos (rắn) vì đây là chất được phát hiện lần đầu tiên ở trong rắn. Cholesterol đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong nhiều quá trình sinh hoá, quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh và sản xuất một số loại hormone giúp cơ thể phát triển bình thường.

Cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc từ gan và các loại thực ăn hàng ngàyCholesterol trong cơ thể có nguồn gốc từ gan và các loại thực ăn hàng ngày

Cholesterol được hình thành từ hai nguồn nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh của loại chất béo Steroid này là được sản xuất hàng ngày trong gan với khối lượng là 1,5-2g. Còn nguồn gốc ngoại sinh tạo nên hợp chất này từ thức ăn có chứa các chất mỡ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng,…

2. Cholesterol tốt hay xấu?

Cholesterol gồm có 2 loại là: LDL – Cholesterol và HDL – Cholesterol. Mỗi loại này đều mang đến những tác động hoàn toàn trái ngược nhau đến cơ thể. Vì vậy, để đánh giá Cholesterol có tốt hay không thì chúng ta cần phải xác định rõ đó là loại nào thì mới có thể kết luận được.

2.1. LDL – Cholesterol

LDL – Cholesterol chính là loại hợp chất xấu, gây tổn hại tới sức khoẻ và sắc đẹp của con người. Nó có vai trò vận chuyển hầu hết số lượng Cholesterol bên trong cơ thể. Nếu hàm lượng Cholesterol tăng nhiều trong máu có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch.

Các mảng xơ vữa sau một thời gian tích tụ có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí là gây vỡ mạch máu đột ngột. Từ đó dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch. Chẳng hạn như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… gây nguy hiểm cho tính mạng.

LDL – Cholesterol không có khả năng kiểm soát lượng Cholesterol vượt quá nên khi chúng ta nạp vào cơ thể càng nhiều Cholesterol thì LDL – Cholesterol cũng sẽ vận chuyển càng nhiều vào máu. Chính vì vậy, đây được gọi là loại LDL – Cholesterol xấu.

Cholesterol có 2 loại chính được gọi tắt là Cholesterol tốt và xấuCholesterol cũng có 2 mặt đối lập tốt và xấu khác nhau

2.2. HDL – Cholesterol

HDL – Cholesterol có chức năng vận chuyển Cholesterol từ máu về gan và đưa Cholesterol ra khỏi các xơ vữa động mạch. Nhờ đó giúp cơ thể giảm biến chứng về tim mạch. Hàm lượng HDL – Cholesterol chỉ chiếm khoảng 25-30% lượng Cholesterol có trong máu. Chính vì vậy, nó được đánh giá là loại Cholesterol tốt cho cơ thể.

Hàm lượng HDL – Cholesterol sẽ bị suy giảm khi bị tác động bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài như: hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, lười vận động,… Sự suy giảm này sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

3. Chỉ số Cholesterol trong máu bao nhiêu là tốt?

Để có thể xác định được hàm lượng Cholesterol chính xác chúng ta cần xét nghiệm Lipid máu. Những chỉ số cơ bản đánh giá hàm lượng Cholesterol như sau:

  • Hàm lượng Cholesterol toàn phần:
    – Chỉ số tốt: nhỏ hơn 200 mg/dL.
    – Mức cần chú ý: từ 200 – 239 mg/dL.
    – Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần người bình thường: Từ 240 mg/dL trở lên.
  • Hàm lượng LDL – Cholesterol:
    – Chỉ số tốt nếu: nhỏ hơn 100 mg/dL.
    – Trong ranh giới cho phép: từ 100 – 129 mg/dL.
    – Đang tăng hơn giới hạn: từ 130 – 159 mg/dL.
    – Nguy cơ cao mắc bệnh xơ vữa ở động mạnh: từ 160mg/dL trở lên.
  • Hàm lượng HDL – Cholesterol:
    – Chỉ số HDL – Cholesterol thấp, cần bổ sung thêm Cholesterol để tránh các bệnh lý về tim mạch: nhỏ hơn 40 mg/dL với nam và nhỏ hơn 50 mg/dL với nữ.
    – Chỉ số tốt: Lớn hơn 60 mg/dL với cả nam và nữ.

Biết được hàm lượng Cholesterol trong cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tốt hơnBiết được hàm lượng Cholesterol trong cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn

4. Làm thế nào để hạ thấp nồng độ Cholesterol trong máu?

Để thay đổi nồng độ Cholesterol trong máu, cách duy nhất có thể thực hiện đó là thay đổi chế độ ăn kết hợp với lối sống lành mạnh. Để giảm nồng độ Cholesterol một cách hiệu quả bạn cần:

  • Giảm bớt thịt đỏ trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để giảm lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.
  • Sử dụng các loại sữa có ít chất béo hoặc sữa không béo.
  • Ăn nhiều cá bởi trong cá có chứa hàm lượng Protein cao cùng các Axit béo Omega-3 – loai chất béo tốt có tác dụng làm giảm Cholesterol có hại, đồng thời làm tăng mức Cholesterol có lợi.
  • Ăn nhiều chất xơ, đặc biệt là những loại thực phẩm có chất xơ hoà tan như bột yến mạch,… Chất xơ hòa tan có tác dụng hút nước trong dạ dày, đồng thời chuyển hoá thành một chất gel thực hiện nhiệm vụ hấp thụ một số loại thực phẩm nhất định. Từ đó có thể làm giảm hàm lượng Cholesterol ở bên trong cơ thể.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện một cách nghiêm túc: Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể thao, kiểm soát cân nặng ở mức bình thường,…

Duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ của chính mìnhDuy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ của chính mình

Việc hạ thấp nồng độ Cholesterol trong máu không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn mà còn mang lại hiệu quả giảm cân tốt. Hiện nay, trong thành phần của nhiều loại viên uống giảm cân cũng có tác dụng làm giảm lượng LDL – Cholesterol giúp cân nặng được cải thiện một cách nhanh chóng mà không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đây là những sản phẩm bạn nên ưu tiên sử dụng vì bên cạnh công dụng giảm cân nó còn đảm bảo sự an toàn có lợi cho sức khoẻ của bạn.

Trên đây là một số chia sẻ của Minami về Cholesterol. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về tác dụng của hợp chất này. Chúc bạn sẽ luôn duy trì cho mình hàm lượng Cholesterol tốt nhất nhé!

 

Xem thêm: 

10 loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ giảm mỡ tăng cơ

Chỉ số BMI và những lưu ý để có chỉ số BMI lý tưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *