Người mắc bệnh gout ăn tôm được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai có sở thích ăn tôm nhưng lại mắc bệnh gout. Tôm là thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng, tuy nhiên chúng lại có hàm lượng Purin cao. Vậy bệnh gout ăn tôm có được hay không, an toàn cho sức khỏe không?
Hãy cùng Minami Việt Nam đi tìm hiểu ngay người mắc bệnh gout ăn tôm được hay không qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là căn bệnh xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa nhân Purin và làm tăng Acid Uric trong máu. Điều này dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể Urat ở các mô là nguyên do gây ra bệnh. Bệnh gout có biểu hiện từ đợt đau, viêm khớp cấp tính và sau đó có thể chuyển thành mãn tính.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh gout cấp với khởi đầu đột ngột là tình trạng sưng, đỏ và đau dữ dội ở một số khớp. Đặc biệt tập trung ở khớp ngón chân cái và làm hạn chế vận động của bạn. Bệnh gout ảnh hưởng chủ yếu đến các khớp ở chi dưới. Khi tình hình bệnh trở nên nặng hơn, nhiều khớp sẽ bị ảnh hưởng cùng lúc dẫn đến cứng khớp.
Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Người mắc bệnh gout ăn tôm sẽ ảnh hưởng đến bệnh tình ra sao là điều được nhiều người quan tâm.
2. Thành phần dưỡng chất có trong tôm
Trước khi đi tìm hiểu bệnh gout ăn tôm được hay không thì chúng ta cần biết trong mỗi con tôm có chứa các thành phần dưỡng chất nào đã nhé!
Tôm là một trong những loại thực phẩm được tiêu thụ khá phổ biến. Loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất cao, bao gồm chất đạm, vitamin và cả các khoáng chất. Tuy nhiên có nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tôm không hoàn toàn lành mạnh như nhiều người đã nghĩ do có chứa một lượng lớn Cholesterol.
Theo như phân tích, trung bình khoảng 100 gram tôm sẽ có chứa các thành phần dưỡng chất với hàm lượng cụ thể:
- Năng lượng: 106 Calo.
- Protein: 20.3 gram.
- Tổng hàm lượng chất béo: 1.7 gram.
- Chất béo bão hòa: 0.3 gram.
- Cholesterol: 152 milligram.
- Canxi: Khoảng 5% nhu cầu cơ thể hàng ngày.
- Sắt: Khoảng 13% nhu cầu cơ thể hàng ngày.
- Vitamin A: Khoảng 4% nhu cầu cơ thể hàng ngày.
- Vitamin C: Khoảng 3% nhu cầu cơ thể hàng ngày.
Ngoài ra, tôm còn có chứa lượng nhỏ thành phần dưỡng chất thiết yếu khác cũng cần thiết cho cơ thể con người. Điển hình như là Vitamin B12, đồng, kẽm, Magie, Kali, Mangan, Photpho, I-ốt…Vậy bệnh gout ăn tôm được không?
3. Giải đáp bệnh gout ăn tôm được không?
Như đã phân tích ở trên, tôm là loại thực phẩm có chứa một hàm lượng các dưỡng chất dồi dào và mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Đặc biệt là hàm lượng Canxi rất lớn từ tôm, hữu ích cho sức khỏe của xương khớp. Vậy người bệnh gout ăn tôm được hay không? Trao đổi về vấn đề bệnh gout ăn tôm, các chuyên gia đã có nhiều phân tích rõ ràng.
Gout là một loại bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân Purin khá phổ biến. Đặc trưng nhất là do sự gia tăng của nồng độ các Acid Uric có trong máu khiến các tinh thể muối Urat bị lắng đọng lại tại các khớp và làm cho bạn phát sinh các triệu chứng. Để kiểm soát được tiến triển của bệnh lý này thì cần phải điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm làm hạ nồng độ các Acid Uric trong máu.
Trong đó, những ai mắc bệnh gout đều được khuyến cáo là không nên tiêu thụ sản phẩm có chứa hàm lượng các nhân Purin cao. Tôm mặc dù là thực phẩm giàu đạm, Canxi và dưỡng chất thiết yếu khác nhưng lại có chứa một lượng lớn nhân Purin.
Trong khoảng 100 gram tôm sẽ có chứa tới khoảng 150 mg Purin. Trong đó thì cả tôm biển và tôm đồng đều có chứa lượng dưỡng chất tương đương như nhau và lượng lớn đều là nhân Purin. Cho nên, tôm được xếp vào nhóm các thực phẩm hạn chế trong khẩu phần ăn của các bệnh nhân gout. Và việc người bệnh gout ăn tôm có ảnh hưởng là hoàn toàn xảy ra.
4. Sản phẩm hỗ trợ chữa gout – Viên Trị Gout Anserine Minami 240 viên
Theo những thông tin mà Minami đã chia sẻ bên trên, bệnh gout ăn tôm không còn là lo lắng nhưng cần loại bỏ thực phẩm này. Ngoài việc chú trọng những cách chữa bệnh gout bằng chế độ dinh dưỡng đơn thuần thì cách chữa bệnh gout bằng việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng trị gout cũng được các chuyên gia khuyên dùng.
Bên cạnh mục đích hỗ trợ điều trị gout thì những sản phẩm viên uống này còn giúp phòng tránh bệnh gout rất hiệu quả.Minami là thương hiệu luôn được người tiêu dùng Nhật Bản và người tiêu dùng trên toàn thế giới xem là lựa chọn số 1, có rất nhiều những sản phẩm nổi bật. Đặc biệt nhất là viên uống trị gout Anserine Minami 240 viên.
Viên Trị Gout Anserine Minami 240 viên là thực phẩm chức năng trị gout nổi tiếng của Nhật có các công dụng chính như sau:
- Giúp giảm lượng Acid Uric ở khớp xương.
- Ức chế được Enzyme Cyclooxygenase (COX 2) làm giảm viêm của cơ thể nên ngăn cản các quá trình gây viêm như: giãn mạch, tăng tính thấm và các tác động đến dây kinh cảm giác đau.
- Giảm nhanh các triệu chứng đau khác ở khớp.
- Giảm được các chuyển hóa và hấp thụ chất đạm.
- Tăng khả năng vận động của cơ thể.
- Giảm được lượng Cholesterol, thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Trên đây là giải đáp về bệnh gout ăn tôm được hay không và các cách phòng ngừa cho loại bệnh lý này. Hãy luôn ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh việc ăn uống mất kiểm soát gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Minami Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn và cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất.