[Tổng hợp] Bệnh gout ở phụ nữ: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Gout (gút) là căn bệnh xương khớp được mệnh danh là “bệnh của vua” và phần lớn chỉ gặp ở nam. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây thì tình trạng bệnh gout ở phụ nữ đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trên 50. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh gout ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị có giống với bệnh gout của nam không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tuổi càng cao nguy cơ bị bệnh gout ở phụ nữ càng lớn

Tuổi càng cao nguy cơ bị bệnh gout ở phụ nữ càng lớn

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở phụ nữ

Cũng giống với nam giới, nguyên nhân gây bệnh gout ở phụ nữ xảy ra là do nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao hình thành nên các tinh thể trong các khớp gây đau, sưng và đỏ.  Nhờ có Estrogen – nội tiết tố nữ có tác dụng giúp đào thải Axit Amin ra khỏi máu qua đường nước tiểu nên tình trạng đau nhức do gout ở nữ giới cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, khi bước đến độ tuổi mãn kinh, tình trạng bệnh gout ở phụ nữ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bởi lượng Estrogen trong cơ thể bị mất đi, còn nồng độ Axit Amin thì có xu hướng bắt đầu tăng lên. Đây cũng chính là lý do vì sao bệnh gout ở phụ nữ thường gia tăng theo độ tuổi.

Bên cạnh nguyên nhân về sự suy giảm Estrogen thì các nguyên nhân dẫn đến khả năng bùng phát bệnh gout cao như: chế độ ăn uống giàu purin, các bệnh lý về thận, sự rối loạn về gen,…

2. Bệnh gout ở phụ nữ có những biểu hiện nào?

Các biểu hiện về bệnh gout ở phụ nữ trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết hơn so với nam giới. Xu hướng phát triển bệnh gout ở nữ là trên các vị trí: đầu gối, ngón chân, cổ tay và đầu ngón tay. Tuy nhiên những biểu hiện này không dữ dội giống như ở nam giới nên rất nhiều người đã nhầm lẫn gout với các bệnh xương khớp khác.  Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến sai lầm trong cách điều trị bệnh gout ở nữ giới.

Những biểu hiện bệnh gout ở phụ nữ khá giống so với bệnh gout ở nam giới

Những biểu hiện bệnh gout ở phụ nữ khá giống so với bệnh gout ở nam giới

Những biểu hiện bệnh gout ở phụ nữ bao gồm:

2.1. Những cơn đau dữ dội

Khi Axit Uric tích tụ trong cơ thể chuyển hoá thành tinh thể muối Urat hình kim ở các khớp sẽ gây nên những cơn đau đột ngột và dữ dội hơn về nửa đêm và sáng. Ngoài ra, tình trạng đau nhức xương khớp này cũng có thể xảy ra khi làm việc căng thẳng hay sử dụng đồ ăn có chứa nhiều purin.

Thông thường, sau 7-10 ngày các cơn đau sẽ mất hẳn dù có điều trị hay không. Nhưng sẽ rất nhanh sau đó nó sẽ tiếp tục tái lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn.

Vị trí xuất hiện các cơn đau gout ở nữ giới cũng khác so với nam giới. Bệnh gout ở nam sẽ xuất hiện trước hết ở đầu ngón chân cái. Bệnh gout ở phụ nữ thường xuất hiện ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay.

2.2. Sưng đỏ ở các khớp

Tình trạng sưng đỏ ở các khớp sẽ xuất hiện khi bị những cơn đau gout cấp hành hạ. Bên cạnh biểu hiện sưng, đau, nóng ở các khớp thì quanh khớp còn có hiện tượng da bị bong tróc.

2.3. Xuất hiện các hạt Tophi

Bệnh gout ở phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giai đoạn gout mãn tính. Đây là giai đoạn bệnh gout rất nguy hiểm vì lúc này trên các khớp sẽ xuất hiện các hạt Tophi dưới da và sưng lên thành cục. Nếu để các hạt này vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm toàn bộ vùng da ở xung quanh.

3. Các phương pháp điều trị bệnh gout ở phụ nữ

3.1. Chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh gout ở phụ nữ

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều purin như: tôm, cua, cá, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, rau muống,…. Ưu tiên sử dụng những thực phẩm có chứa ít purin như: trứng, hoa quả, một số loại rau xanh,… Có thể ăn thịt trong quá trình điều trị gout nhưng không nên ăn quá 150gr/ngày.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, các loại nước ngọt đóng chai. Thay vào đó hãy uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày. Nhu cầu nước của cơ thể mỗi người là khác nhau, vậy nên bạn cần biết đối với cơ thể mình thì uống bao nhiêu nước là đủ.
  • Bổ sung vitamin C một lượng vừa đủ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm Axit Uric trong máu.

Dù là điều trị bệnh hay làm đẹp thì chế độ ăn vẫn luôn là phương thuốc hiệu quả

Dù là điều trị bệnh hay làm đẹp thì chế độ ăn vẫn luôn là phương thuốc hiệu quả

3.2. Các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gout ở phụ nữ

Tập thể dục có thể giúp cho tình trạng bệnh gout ở phụ nữ được kiểm soát và thúc đẩy điều trị hiệu quả hơn. Bởi gout làm cho các khớp xương bị tổn thương, hoạt động kém linh hoạt và làm suy yếu cơ. Khi tập các bài tập thể dục sẽ giúp duy trì cho bạn một trọng lượng phù hợp và xây dựng xương, các khớp và cơ bắp chắc khỏe.

Cardio, bơi lội, yoga,… hay bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích và phù hợp với thể trạng của bạn đều mang lại hiệu quả. Vậy nên, bạn hãy chịu khó vận động thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ điều trị gout hiệu quả nhé!

3.3. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng an toàn cho phụ nữ bị bệnh gout

Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống, thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Bạn cần nhớ rằng, không thể chữa bệnh gout khỏi hoàn toàn mà chúng ta chỉ có thể giảm thiểu và kiểm soát khả năng tái phát của nó. Chính vì vậy, bạn hãy cẩn trọng với những loại thuốc chữa dứt điểm bệnh gout được quảng cáo đầy rẫy trên mạng để tránh tiền mất tật mang.

Hiện nay, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gout được các chuyên gia khuyên dùng. Bởi hầu hết các sản phẩm hỗ trợ điều trị gout của các thương hiệu uy tín đều được chiết xuất từ thiên nhiên. Do đó có thể đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người sử dụng và không gây ra bất cứ biến chứng nào.

3.4. Viên uống trị gout Anserine Minami Nhật Bản

Anserine là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Minami – thương hiệu thực phẩm chức năng nổi tiếng Nhật Bản.

Viên uống trị gout Anserine Minami nổi tiếng của Nhật Bản

Viên uống trị gout Anserine Minami nổi tiếng của Nhật Bản

Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần: Dịch vỏ cây Western, Lactose, Sucrose ester, Cellulose tinh thể, Peptit cá. Đây đều là những thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại rất nhiều công dụng như:

  • Tác dụng ức chế Enzyme Cyclooxygenase (COX 2) làm ngăn cản giải phóng các Prostaglandin viêm của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể có khả năng chống viêm và giảm đau hiệu quả.
  • Giúp làm giảm hàm lượng Axit Uric có trong máu.
  • Hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau nhức ở các khớp, từ đó tăng khả năng vận động cho cơ thể.
  • Giúp giảm quá trình chuyển hoá và hấp thụ đạm vào bên trong cơ thể.
  • Tác dụng thanh lọc và đào thải độc tố cho cơ thể. Đồng thời, viên uống trị gout Anserine Minami còn giúp làm giảm Cholesterol cho cơ thể.

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh gout ở phụ nữ. Hy vọng bài chia sẻ sẽ giúp chị em phụ nữ biết cách chủ động phòng tránh và điều trị gout hiệu quả.

 

Xem thêm:

Bỏ túi 5 cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả nhất

Bệnh giả gout là gì? Phân biệt bệnh gout và giả gout

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *