Bệnh gout là một loại bệnh xương khớp ngày càng phổ biến ở giới trẻ. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, chế độ ăn uống cũng không ngừng nâng cao với đầy đủ các loại thịt và hải sản trong các bữa ăn hàng ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trạng bệnh gout ngày càng chuyển biến xấu hơn. Bệnh gout một khi đã phát triển thành gout cấp sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh.
Do đó, việc trang bị kiến thức bệnh gout không nên ăn gì là điều hết sức quan trọng. Để kiểm soát, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn và mau khỏi bệnh thì việc đầu tiên người mắc bệnh gout cần làm là loại bỏ những tác nhân gốc rễ làm xuất hiện bệnh. Đó chính là việc hạn chế những thực phẩm giàu Purin có trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
1. Người mắc bệnh gout không nên ăn gì?
1.1. Người bệnh gout không nên ăn gì – Hải sản
Tôm, cua, sò, ốc, ếch, cá ngừ,… là những hải sản rất nhiều gốc Purin. Các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển thành Axit Uric tích tụ nhanh qua các mô mềm và khớp rất nguy hiểm cho người bệnh gout. Vì vậy, người mắc bệnh gout cần phải kiêng những đồ ăn trên nếu không muốn phải chịu các cơn đau nhức hành hạ.
Theo một số chuyên gia, người bệnh gout vẫn có thể sử dụng lượng nhỏ thực phẩm này. Tuy nhiên cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để xác định hàm lượng hải sản được phép ăn hàng ngày. Lưu ý các loại cá: cá trích, cá ngừ, cá cơm có hàm lượng chất đạm và mỡ cao, ức chế loại bỏ Axit Uric khiến bệnh tình càng nặng hơn. Chính vì vậy người bệnh không nên ăn những loại cá này mà hãy thay bằng những loại hải sản có chứa hàm lượng Purin thấp hơn.
1.2. Kiêng thịt đỏ
Người mắc bệnh gout không nên ăn gì? Đó là kiêng ăn thịt đỏ. Đây là nhóm thực phẩm thứ 2 gây nguy hiểm cho người bệnh gout. Các loại thịt đỏ như: thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt ngựa,… chứa hàm lượng đạm rất cao làm cho triệu chứng và biến chứng bệnh trầm trọng hơn. Thay vì sử dụng thịt đỏ người bệnh có thể ăn thịt trắng vì trong nó chứa chất Purin không cao.
1.3. Bệnh gout không nên ăn gì – Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động vật: tim, gan, dạ dày, cật, ruột non,… chứa hàm lượng Purin nhiều hơn cả thịt đỏ. Đây là loại thực phẩm không thể không kể tên khi trả lời cho câu hỏi “người bệnh gout không nên ăn gì?”. Loại thực phẩm này rất giàu đạm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tích tụ Axit Uric dư thừa trong máu chuyển hóa thành Urat tại các khớp xương gây ra các cơn gout cấp.
1.4. Không ăn rau có chứa nhiều Purin
Nếu người bệnh sử dụng các loại rau chứa nhiều Purin sẽ làm tăng khả năng tổng hợp Axit Uric trong cơ thể, gây nên các cơn đau nhức ở khớp chân và tay cùng các triệu chứng đau mỏi. Để ngăn cản các cơn đau tái phát, người cần hạn chế sử dụng các lọai rau: măng tây, súp lơ, nấm, cà chua,…
1.5. Không sử dụng sản phẩm từ đậu nành
Kiêng ăn đậu hũ, đậu nành, sữa đậu nành,… là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “Người mắc bệnh gout không nên ăn gì?”. Đây là nhóm thực phẩm tốt cho người bình thường nhưng với người mắc bệnh gout thì không. Bởi nó chứa nhiều đạm, rất dễ gây tổn thương đến các khớp, tần suất cơn đau xuất hiện nhiều hơn gây khó chịu cho người bệnh.
1.6. Bệnh gout không nên ăn gì – Các loại trứng gia cầm
Các loại trứng gia cầm, đặc biệt là trứng gà, trứng vịt, trứng cút lộn,… tuy bổ dưỡng nhưng đối với người bệnh gout lại là nỗi ám ảnh. Trong trứng chứa chất đạm và Protein rất cao, gây cơn đau ngay sau khi ăn.
Ngoài ra, người mắc bệnh gout cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức không mong muốn.
2. Một số phương pháp trị bệnh gout hiệu quả
2.1. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Từ các thông tin nêu trên, chắc hẳn bạn đã biết người mắc bệnh gout không nên ăn gì rồi đúng không. Nếu bạn hạn chế tốt đa được việc sử dụng các nhóm thực phẩm nêu trên, bệnh gout sẽ khó có cơ hội tấn công bạn bằng những cơn đau nhức với tần suất dày đặc. Việc còn lại của bạn là tiếp tục xây dựng chế độ ăn khoa học với những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout.
2.1. Kết hợp sử dụng viên uống hỗ trợ điều trị gout
Tuy nhiên, gần đây, nhiều người mắc bệnh gout có cách điều trị bệnh rất thông thái. Cách trị bệnh này được nhiều người tin tưởng và lựa chọn áp dụng. Đó là việc xây dựng chế độ ăn khoa học kết hợp với các loại viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gout hiệu quả nhanh và an toàn.
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gout có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng tin dùng. Một trong số đó là thương hiệu Minami đến từ Nhật Bản với viên trị Gout Anserine Minami 240 viên. Viên uống với công dụng vượt trội trong việc giảm lượng Acid Uric trong các khớp xương, giảm nhanh các cơn đau mà người bệnh phải chịu đựng,…
Trên đây là một số chia sẻ của Minami về chủ đề người bệnh gout không nên ăn gì. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng hỗ trợ điều trị ngày càng hiệu quả. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về viên uống hỗ trợ điều trị gout của Minami, hãy liên hệ ngay với Minami Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Xem thêm: [Bật mí] Mẹo chữa bệnh gout bằng lá lốt đạt hiệu quả nhanh chóng
Hé lộ cách trị bệnh gout bằng giấm táo hiệu quả tuyệt vời