Nhắc đến tác hại của béo phì chắc hẳn những ai yêu sức khoẻ và quan tâm đến ngoại hình đều biết rõ. Béo phì không chỉ là kẻ thù của phái đẹp mà nó còn giống như một con “virus” tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của béo phì có thể gây ra nhé!
1. Bệnh béo phì là gì?
Bệnh béo phì là bệnh mãn tính xuất hiện do sự dư thừa quá mức lượng mỡ tích tụ bên trong cơ thể. Bên cạnh lượng mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể và cung cấp năng lượng, mỡ còn được tích tụ cao hơn rất nhiều so với lượng cần thiết. Để nhận biết được một người đang ở trong tình trạng thừa cân hay béo phì sẽ căn cứ vào chỉ số BMI. Đây là chỉ số khối cơ thể được tính toán dựa trên số cân nặng và chiều cao của một người.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành không kể đến phụ nữ mang thai khi có chỉ số BMI đạt đến ngưỡng trên 30 sẽ được xem là béo phì. Tác hại của béo phì không chỉ liên quan đến sắc đẹp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì có thể do nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, cụ thể:
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì thường gặp nhất. Tuy nhiên bạn có thể chủ động phòng tránh. Khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm, vượt quá mức năng lượng cần thiết của cơ thể, nguồn năng lượng dư thừa sẽ tích tụ thành mỡ ở nhiều vị trí khác nhau gây ra bệnh béo phì.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ hay cả hai bị béo phì thì khả năng con sinh ra sẽ được hưởng gen kích thích sự ngon miệng rất cao. Tác hại của béo phì do di truyền thường khó khắc phục hơn do tốc độ trao đổi chất chậm chạp và gần như không thể cải thiện.
- Sụt tuyến giáp: Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cơ thể cần. Việc thiết hụt hormone là nguyên nhân làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Điều này đồng nghĩa với việc chất béo không được đốt cháy dẫn đến tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân.
- Thiếu ngủ: Bạn có biết thiếu ngủ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ của bệnh béo phì. Chỉ cần thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày là có thể làm tăng nguy cơ béo phì lên đến 17%. Điều này xảy ra khi không ngủ đủ giấc, lượng Grehin sẽ tăng khiến bạn nhanh đói và thèm đồ ăn nhiều đường. Chỉ cần nuông chiều theo vị giác của bản thân là bạn đã tiếp bước cho thừa cân, béo phì đến gần hơn với bạn.
3. Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh béo phì cao:
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh béo phì có xu hướng cao hơn nam giới. Nhưng có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn ở cả nam và nữ, bao gồm:
- Người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ với nguồn năng lượng lớn, ăn nhiều đồ ngọt, ít ăn rau,…
- Người ít vận động, đặc biệt là người làm văn phòng, phụ nữ sau sinh, người ở độ tuổi trung niên.
- Trong gia đình có người bị mắc bệnh béo phì nhưng không chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục.
4. Những tác hại của béo phì bạn cần biết
4.1. Tác hại của béo phì đến nhan sắc
Tất cả chúng ta đều nhận thấy rõ ràng sự tác động tiêu cực của béo phì đến ngoại hình. Mỡ thừa tích tụ trên toàn cơ thể nhất là bụng, mông, đùi và bắp tay. Béo phì đánh mất đi cơ hội diện những bộ lễ phục công chúa lộng lẫy hay những bộ váy body quyến rũ,… Tác hại của béo phì đến ngoại hình tệ hại nhất đó là những nét đẹp trên khuôn mặt đã hoàn toàn biến mất.
4.2. Tác hại của béo phì đến sức khoẻ
- Bệnh lý đường tiêu hoá: Tác hại của béo phì đầu tiên có thể nghĩ đến ngay là sự ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hoá do áp lực từ việc thường xuyên phải tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn. Béo phì dễ làm cho lượng mỡ dư thừa bám vào các quai ruột gây táo bón hay tích tụ ở gan dễ sinh ra bệnh trĩ, gan nhiễm mỡ cùng nhiều vấn đề về tiêu hoá khác.
- Bệnh xương khớp: Cân nặng quá lớn, trọng lượng cơ thể đè nặng lên các khớp khiến chúng dễ bị tổn thương. Bởi vậy, họ thường có nguy cơ bị gout cao hơn nhiều so với người bình thường.
- Bệnh tiểu đường: Béo phì là nguyên nhân gây kháng Insulin và có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Dễ mắc bệnh lý đường hô hấp: Người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngừng thở khi ngủ. Béo phì càng nặng thì tình trạng rối loạn nhịp thở sẽ càng nhiều. Do lượng mỡ thừa đè nặng lên các cơ, khiến hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì bị hạn chế, thở nông hơn.
- Bệnh tim mạch: Hàm lượng Cholesterol ở người béo phì cao gây xơ hóa lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Béo phì gây suy giảm trí nhớ: Trẻ em béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó, người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường
- Rối loạn nội tiết: Tác hại của béo phì có thể gây ra đối với phái nữ là rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Còn đối với nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.
4.3. Tác hại của béo phì đến đời sống tinh thần
Hầu hết tất cả những người mắc bệnh béo phì đều rất dễ mắc stress và tự ti về ngoại hình của mình. Họ thường e ngại xuất hiện trước đám đông, sợ sự chú ý của người khác, thu mình lại và sống khép kín hơn. Đây là một trong những lý do dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm cao ở người béo phì.
Những tác hại của béo phì có thể gây ra thực sự rất đáng lo ngại. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân và cả gia đình, bạn hãy thiết lập ngay cho mình chế độ ăn uống lành mạnh cùng thời gian luyện tập hợp lý. Chỉ số cơ thể luôn ở ngưỡng an toàn sẽ giúp bạn an tâm và cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn! Minami chúc bạn luôn mạnh khỏe!