Protein là hợp chất hữu cơ tổng hợp các Axit Amin, liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài. Protein là chất nền cơ bản để cấu tạo nên cơ bắp, da và nội tạng của con người. Protein giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng như chất béo, chất khoáng trong máu. Chúng ta thường xuyên nghe Protein giúp cung cấp năng lượng để cơ thể duy trì sự sống. Chỉ vậy thôi chưa đủ mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng khác cho cơ thể. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đã biết bao nhiêu vai trò của Protein?
1. Protein và đạm có phải là một?
Protein có rất nhiều cái tên khác nhau. Ngoài “chất đạm” hay gọi tắt là “đạm” thì Protein còn được gọi với cái tên khác là Axit Amin, Protid, thậm chí là “thịt”. Sở dĩ hợp chất này có tên gọi đa dạng như vậy bởi:
- Protein, đạm hay Protid có trong thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ tách ra thành các gốc Axit Amin khác nhau. Đạm có cấu tạo từ 3 Axit Amin phân nhánh trên có tên là BCAA (Branched – Chain Amino Acid).
- Hiện nay đạm có tất cả 23 loại Axit Amin được cấu thành từ 4 nguyên tố hoá học chính là C, O, N và H. Trong đó, quan trọng nhất là 3 loại Axit Amin phân nhánh gồm: Isoleucine, Valine và Leucine.
- Thịt là nguồn cung cấp Protein dồi dào, phổ biến. Thịt không phải là nguồn cung cấp chất đạm duy nhất nhưng thường được hầu hết mọi người sử dụng là thực phẩm chính bổ sung đạm cho cơ thể.
Protein còn có các tên gọi khác là Protid và chất đạm
2. Lượng Protein cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu?
Không kể riêng Protein mà tất các hợp chất hữu cơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi dùng một lượng “vừa đủ”. Vậy cái gọi là “vừa đủ” của Protein với cơ thể người là bao nhiêu?
Lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể của mỗi người là khác nhau và thay đổi tuỳ vào cân nặng. Ở một người bình thường. Lượng Protein khuyến nghị nên chiếm từ 15 đến 35% hàm lượng calo nạp vào hoặc tối thiểu 0,8g Protein trên 1kg cân nặng. Đối với những ai đang muốn giảm cân thì cần duy trì hoặc tăng lượng chất đạm lên, đồng thời hạn chế sử dụng tinh bột.
3. Vai trò của Protein đối với sự sống của mỗi con người
Sức khỏe miễn dịch
Protein giúp hình thành các Globulin miễn dịch (hay còn gọi là kháng thể) giúp chống lại nhiễm trùng ở các vết thương. Đồng thời, Protein giúp bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn, virus gây hại. Đặc biệt, khi đã tạo được kháng thể chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, thì các tế bào sẽ tự động ghi nhớ cơ chế này. Đây chính là lý do vì sao khi cơ thể chúng ta đã bị một loại vi khuẩn hay virus xâm hại một lần thì hầu như sẽ không tái lại lần thứ hai.
Protein bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại
Tăng trưởng và duy trì các mô
Trong cơ thể con người, Protein luôn ở trạng thái thay đổi. Bình thường, để xây dựng hay sửa chữa các mô, cơ thể sẽ cần một lượng Protein nhất định. Tuy nhiên hàm lượng này sẽ có lúc tăng lên nhiều hơn đòi hỏi nhu cầu bổ sung đạm cũng cao hơn. Các đối tượng cần nhiều Protein hơn bình thường như: người đang mắc bệnh, phụ nữ mang thai và cho con bú, vận động viên, người lớn tuổi,…
Tạo ra phản ứng sinh hóa
Protein có tác dụng tạo ra các Enzyme tham gia hỗ trợ hàng ngàn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và ngoài tế bào. Enzyme là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng hoạt động của cơ thể như: tiêu hoá, đông máu, co thắt cơ và sản xuất năng lượng. Nếu cơ thể thiếu hụt Enzyme hoặc Enzyme không hoạt động đúng chức năng sẽ có thể gây ra một số bệnh lý.
Cung cấp năng lượng
Một trong những vai trò rất quan trọng của Protein đối với cơ thể đó là cung cấp năng lượng. Mỗi gram Protein có chứa đến 4 calo, trong khi 1 gram chất béo được đánh giá là cung cấp nhiều năng lượng nhất tạo ra được 9 calo.
Protein phải tham gia vào rất nhiều chức năng trong cơ thể nên cơ thể thường ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng từ carb và chất béo dự trữ cho các hoạt động. Dù vậy, Protein vẫn luôn là dưỡng chất quan trọng cuối cùng cơ thể muốn sử dụng để làm năng lượng.
Trong trạng thái nhịn ăn (18-48 giờ không có carb và chất béo), cơ thể sẽ phá vỡ cơ xương để các Axit Amin có thể cung cấp năng lượng thay thế. Điều này cũng sẽ xảy ra sau khi bạn tập luyện với cường độ cao hay khi không cung cấp đủ lượng calo mà cơ thể cần.
Protein cung cấp năng lượng giúp bạn duy trì tốt các hoạt động trong ngày
4. Protein có ở đâu trong thực phẩm hàng ngày?
Protein trong thịt bò
Các loại thịt đỏ phổ biến như thịt bò, thịt lợn đều có chứa rất nhiều chất đạm. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm có chứa nhiều chất béo và Cholesterol làm tắc nghẽn động mạch. Vậy nên, khi sử dụng chúng bạn nên ưu tiên chọn phần nạc chỉ chứa dưới 5% chất béo.
Protein trong rau, đậu và các loại hạt
Nguồn dinh dưỡng từ thực vật như rau, đậu và các loại hạt cũng giúp bổ sung Protein cho cơ thể rất tốt. Chẳng hạn như:
- Một cốc đậu đỏ, đậu đen cung cấp được 15g Protein.
- Một chén đậu Hà Lan nấu chín cung cấp được 9g Protein.
- Một muỗng bơ đậu phộng cung cấp được 4g Protein.
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng từ thực vật không chỉ cung cấp Protein cho cơ thể mà còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Rau, đậu và các loại hạt cũng có chứa lượng chất đạm dồi dào
Protein trong ức gà và trứng
Bổ sung Protein trong ức gà thay cho các loại thịt đỏ được ưu tiên hơn bởi nó chứa hàm lượng chất béo và Cholesterol thấp hơn. Trong 100g ức gà đã loại bỏ da, xương và nấu chín có chứa 31,02g chất đạm. Một quả trứng kích thước lớn cung cấp khoảng 6g chất đạm.
Protein trong đậu nành
Đậu nành là thực phẩm giàu Protein, trong 1 cốc sữa đậu nành cung cấp 29g Protein. Bạn có thể ăn các hạt đậu non, uống sữa đậu nành, chế biến đậu nành với các món ăn,… Đậu nành không chỉ được đánh giá cao vì mang lại hàm lượng Protein lớn mà nó còn là thực phẩm rất tốt cho những ai có mong muốn tăng kích thước vòng 1 hay đang trong quá trình giảm cân.
Protein là hợp chất không thể thiếu trong quá trình tồn tại và phát triển của cơ thể. Chính vì vậy, bạn hãy chủ động bổ sung đầy đủ lượng chất đạm cần thiết để các hoạt động chức năng bên trong và bên ngoài cơ thể đều được đảm bảo hoạt động bình thường nhé!
Xem thêm:
Bỏ túi 3 nguyên tắc thiết lập thực đơn giảm cân cho nữ hiệu quả
Review giảm cân Minami Nhật đang được ưa chuộng gần đây