Bệnh giả gout là gì? Phân biệt bệnh gout và giả gout

Bệnh giả gout là gì? Đây chắc hẳn là cái tên nghe còn xa lạ với rất nhiều người. Gout và giả gout là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng các biểu hiện lâm sàng rất giống nhau. Vậy nên, những người không biết đến sự tồn tại của bệnh giả gout sẽ rất dễ nhầm lẫn 2 loại bệnh này là 1. Trong nội dung bài viết này, Minami sẽ chia sẻ với bạn đọc những điều cần biết về bệnh giả gout.

1. Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout còn được gọi là bệnh lắng đọng Calcium Pyrophosphate (CPPD). Đây là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột đau sưng tại một hay nhiều khớp xương. Các cơn đau thường kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần liền, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt.

Bệnh giả gout xảy ra khi tinh thể hình thành trong các chất lỏng bôi trơn khớp gây đau và viêm. Đây là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Đặc biệt, người càng lớn tuổi thì khả năng bị bệnh giả gout càng cao.

Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout là gì?

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh giả gout

Nguyên nhân của bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout xảy ra khi tinh thể Calcium Pyrophosphate Dihydrate (CPPD) di chuyển từ sụn trong vào xung quanh các khớp xương đến niêm mạc (Synovium) khớp, gây viêm. Sự xuất hiện của tinh thể CPPD có liên quan đến quá trình lão hoá ở những người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc CPPD tăng theo tuổi: khoảng 10-15% số người ở độ tuổi 65-75 và tới 30-50% ở những người trên 85 tuổi.

Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bệnh giả gout:

  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh giả gout.
  • Đã từng chịu tổn thương khớp hay phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng.
  • Người lớn tuổi thường có nhiều tinh thể Calcium Pyrophosphate Dihydrate ở các khớp xương hơn.
  • Lưu trữ dư thừa lượng sắt trong cơ thể cũng có thể dẫn đến sự phát triển của tinh thể CPPD.

Triệu chứng của bệnh giả gout

Bệnh giả gout thường ảnh hưởng đến các bộ phận: đầu gối, mắt cá chân, bàn tay, khuỷu tay, vai, cổ tay. Giả gout có các triệu chứng đặc trưng như: sưng khớp, đau khớp,… Nó thường phát triển từ một khớp, một khi đã khởi phát sẽ khá đột ngột và dữ dội. Khi bị bệnh giả gout, bệnh nhân cũng có thể kèm theo triệu chứng sốt.

Giả gout là căn bệnh xảy ra ở những người lớn tuổi

Giả gout là căn bệnh xảy ra ở những người lớn tuổi

3. Sự khác nhau giữa bệnh giả gout và bệnh gout

Điểm khác biệt đầu tiên giữa 2 tình trạng bệnh này là nguyên nhân gây ra bệnh. Giả gout là tình trạng bệnh xảy ra do sự lắng đọng của Calcium Pyrophosphate Dihydrate. Còn bệnh gout là do rối loạn chuyển hoá nhân purin gây tăng nồng độ Acid Uric làm lắng đọng các tinh thể Monosodium tại các khớp.

Điểm khác biệt thứ 2 là vị trí khởi phát bệnh. Với bệnh giả gout, cơn đau sẽ tập chung ở khớp gối, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay và khuỷ tay. Còn với bệnh gout, cơn đau sẽ khởi phát từ khớp ngón chân cái, sau đó lan đến các ngón chi và khớp khuỷu khác.

Đặc điểm thứ 3 để phân biệt 2 loại bệnh này là tuổi của bệnh nhân. Người bị giả gout chủ yếu là người lớn tuổi. Còn bệnh gout có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tập chung nhiều nhất ở những người trẻ tuổi.

Điểm khác biệt thứ 4 là cách điều trị bệnh gout và giả gout là hoàn toàn khác nhau do tính chất bệnh khác nhau.

Vị trí phát bệnh gout và giả gout là khác nhau

Vị trí phát bệnh gout và giả gout là khác nhau

4. Bệnh giả gout có nguy hiểm hay không?

Cho đến thời điểm hiện tại, không có phương pháp điều trị dứt điểm cho giả gout. Các phương pháp điều trị bệnh giả gout chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng của bệnh, giảm cơn đau và sưng cho người bệnh. Chế độ ăn không ảnh hưởng đến sự khởi phát hay phát triển của bệnh. Vậy nên, cách khắc phục giả gout tốt nhất là bạn cần được nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục để tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, giúp giữ những khớp di động.

Những biến chứng nặng nhất có thể xảy ra ở bệnh giả gout là gì? Bệnh giả gout khi phát triển nặng có thể gây ra một số biến chứng như thoái hoá khớp. Khi xương khớp hoặc khớp bị ảnh hưởng có thể phát triển thành các u nang, cựa xương và mất sụn.

Do biểu hiện của bệnh giả gout rất giống với gout nhưng phương pháp điều trị thì hoàn toàn khác nhau. Vậy nên, để tránh tiền mất tật mang, bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị chuẩn xác nhé!

Xem thêm:

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gout (gút) bạn nên biết để phòng tránh

Tìm hiểu về phương thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *